Bả vai đau nhức không giơ lên cao được – dấu hiệu không nên bỏ qua

Top 10 sòng bạc trực tuyến uy tín nhất Việt Nam - Casino uy tín eu9

bv
Group 1222
  • 1900 2345 29
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được – dấu hiệu không nên bỏ qua

Khớp vai là một trong những khớp linh hoạt nhất trong cơ thể con người. Điều này khiến nó dễ bị chấn thương hơn nhiều. Trong đó, đau nhức bả vai không giơ lên cao được là một vấn đề phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Cơn đau có thể xảy ra ngay khi bạn cố gắng nhấc cánh tay lên hoặc chỉ bị đau khi nâng cánh tay qua đầu. Bạn cũng có thể thấy đau trầm trọng hơn khi nâng cánh tay về phía trước hoặc sang bên.

Nguyên nhân phổ biến khiến bả vai đau nhức không giơ lên cao được

Ngủ hoặc vận động sai tư thế

Vận động quá mức và sai cách, ngủ sai tư thế, ngồi quá lâu,… có thể khiến cơ vùng cổ bị co cứng hoặc gân cơ, dây chằng quanh vùng vai bị tổn thương. Điều này khiến máu kém lưu thông, máu đi nuôi cơ và dây thần kinh không đủ khiến vùng bả vai đau nhức.

Đối tượng có nguy cơ cao bị đau nhức bả vai không giơ lên cao được trong trường hợp này thường là nhân viên văn phòng, công nhân, thợ điện nước, tài xế, nội trợ, vận động viên thể thao…, những ngành nghề có tính chất lặp đi lặp lại các chuyển động.

Bệnh lý gân chóp xoay khiến bả vai đau nhức không giơ lên cao được

Bệnh viêm gân chóp xoay hơi khác với tình trạng rách hoặc căng cơ chóp xoay. Trong trường hợp này, gân của chóp xoay bị thoái hóa dẫn đến đau. Tương tự như các chấn thương chóp xoay khác, bệnh viêm gân thường xảy ra do các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc chấn thương vai tái phát.

Bệnh viêm gân chóp xoay thường liên quan đến tình trạng đau ở phần trước của vai, giảm sức mạnh, giảm phạm vi chuyển động, cứng khớp và đôi khi có tiếng kêu khi bạn nhấc cánh tay lên.

Đông cứng khớp vai/Viêm dính bao khớp

Viêm dính bao khớp là tình trạng bao khớp vai dày lên và bị viêm. Ở hầu hết người bệnh, tình trạng này bắt đầu một cách từ từ và thường nặng hơn theo thời gian. Các triệu chứng đáng chú ý nhất bao gồm giảm phạm vi chuyển động, cứng vai và đau.

Chèn ép dây thần kinh cột sống cổ

Chèn ép dây thần kinh cột sống cổ, còn được gọi là bệnh rễ thần kinh cổ hoặc dây thần kinh bị chèn ép, xảy ra khi dây thần kinh bị nén ở cột sống cổ hoặc trên đường đi của dây thần kinh.

Khi bạn già đi, cột sống ở cổ sẽ bị mòn một cách tự nhiên, tạo ra các gai xương. Gai xương khiến cột sống trở nên cứng hơn, cũng như khiến phần bên trong cột sống bị thu hẹp. Điều này có thể chèn ép các dây thần kinh chạy qua cột sống. Từ đó dẫn đến cảm giác như bị kim châm ở bàn tay hoặc ngón tay, yếu và đau ở cánh tay, vai hoặc bàn tay.

Viêm bao hoạt dịch cũng làm cho người bệnh đau nhức bả vai không giơ lên cao được

Khớp vai chứa sáu túi hoạt dịch khác nhau. Túi hoạt dịch là một túi chứa dịch giúp ngăn ngừa ma sát giữa các cấu trúc khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như xương và gân. 

Khi viêm bao hoạt dịch xảy ra, các dấu hiệu nhận biết đầu tiên bao gồm đau, nhức, cứng và viêm. Cơn đau tăng lên khi cử động khớp vai khiến bạn bị đau nhức bả vai không giơ tay lên cao được và hạn chế chuyển động khi nâng cánh tay. 

Bao hoạt dịch có thể bị viêm do các cử động lặp đi lặp lại.

Ngăn ngừa đau nhức bả vai

Ngăn ngừa tình trạng bả vai đau nhức không giơ lên cao được bao gồm việc tăng cường sức mạnh cho chóp xoay và cơ bắp. Đồng thời duy trì hoặc tăng tính linh hoạt của các cơ và gân tại vị trí này. Các phương pháp ngăn ngừa bao gồm:

  • Khi tập thể dục thể thao, hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ sau đó tăng dần cường độ hoặc tần suất. 
  • Nếu cơn đau xảy ra khi vận động, hãy dừng lại và giảm bớt mức độ vận động.
  • Đảm bảo bạn đang ngồi và đứng đúng tư thế, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Đảm bảo rằng bạn nâng đồ vật hoặc tập thể dục đúng kỹ thuật và tư thế.
  • Nghỉ giải lao và giãn cơ nếu bạn ngồi một chỗ lâu hoặc thực hiện các động tác vai lặp đi lặp lại.

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt. Nguyên nhân gây đau có thể đơn giản là do vận động sai tư thế hoặc nghiêm trọng hơn là chấn thương và các bệnh lý cơ – xương – khớp – cột sống. Hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn đau bả vai quá nặng hoặc dai dẳng không hết.

Xem thêm: Đừng nhầm lẫn giữa u cột sống với thoát vị đĩa đệm

 

Facebook
Google+
logo

Liên hệ

  • Công ty cổ phần Y Khoa HANO
  • Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 0981 500 770
  • [email protected]
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 119/BYT-GPHD do Bộ y tế cấp ngày 12/12/2017

Liên kết với chúng tôi

Coppyright ©2020 Top 10 sòng bạc trực tuyến uy tín nhất Việt Nam - Casino uy tín eu9. All Right Reserved. Terms & Conditions | Privacy Policy

Top

Call Now